“Giải mã” các ký hiệu trên đồ nhựa – Hiểu đúng để bảo vệ sức khỏe

Hầu hết trên các món đồ nhựa như hộp nhựa, chai nhựa đều có ký hiệu dưới đáy. Tại sao phải đánh dấu như vậy? Tất cả đều có lý do nên nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe bản thân thì nên biết sớm điều này. 

Những món đồ nhựa khác nhau không chỉ ở tên gọi mà còn ở thành phần nhựa cấu tạo nên chúng. Mỗi loại đều được biểu thị bằng con số hoặc chữ cái nằm giữa hình tam giác nhỏ. Chi tiết này thường có ở đáy các sản phẩm nhựa. Phú Hòa An sẽ đi sâu “Giải mã” các ký hiệu trên đồ nhựa để giúp các bạn hiểu hơn về sản phẩm mà mình sử dụng.

"giải mã" các ký hiệu trên đồ nhựa

Ý nghĩa của các ký hiệu trên đồ nhựa cho thấy điều gì?

Các ký hiệu trên đồ nhựa ẩn chứa rất nhiều thông tin cho người tiêu dùng. 

Thứ nhất, đồ nhựa được làm từ loại nhựa gì.

Thứ hai, sản phẩm có độc hại không.

Thứ ba, đồ nhựa đó có tái sử dụng được không.

Các ký hiệu này ẩn chứa nhiều thông tin quan trọng. Vì mỗi loại nhựa lại chứa những chất hóa học có thể ảnh hưởng và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe người dùng ở các cấp độ khác nhau. Như vậy, Phú Hòa An sẽ giải mã các ký hiệu trên đồ nhựa với 7 loại nhựa thường được sử dụng như sau.

Hạt nhựa PE là gì? Đặc tính và ứng dụng của hạt nhựa PE

“Giải mã” các ký hiệu trên đồ nhựa

1. Số 1 – Nhựa PET (PETE)

Nhựa PET có tên khoa học là Polyethylene terephthalate. Đây là một trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhất là trong sản xuất các sản phẩm gia dụng như vỏ chai nước suối, nước ngọt, bao bì đóng gói,…

Loại nhựa này chỉ nên sử dụng một lần. Thực ra liên quan vấn đề này vẫn có nhiều ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng bao bì nhựa PET vẫn có thể làm sạch để tái sử dụng. Bên còn lại cảnh báo việc tái sử dụng có thể làm tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Những chất này ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn cơ thể. 

Mặt khác, nhựa PET cũng rất khó làm sạch hoàn toàn, mức độ tái chế cũng thấp. Nên tốt nhất dùng một lần xong rồi thôi không nên tái sử dụng. 

2. Số 2 – Nhựa HDPE (HDP)

Nhựa HDPE hay còn gọi HDP có tên khoa học là high density polyethylene (nhựa nhiệt dẻo mật độ cao). Loại nhựa này được ký hiệu số 2. Chúng ta sẽ bắt gặp nhiều nhất trên các can nhựa, bình đựng sữa, đồ chơi trẻ em, chai nhựa đựng nước tẩy rửa,…

Trong số các loại nhựa thì HDPE được đánh giá cao về độ an toàn. Chúng không thải ra chất độc hại nào trong suốt quá trình sử dụng. Các chuyên gia khuyên dùng các đồ nhựa HDPE để đảm bảo an toàn nhất.

3. Số 3 – Nhựa PVC (3V)

Nhựa PVC có tên khoa học là Polyvinyl Clorua. Đây là loại nhựa mềm, dẻo thường dùng để làm các loại dây cáp, đường ống nước,… Nhựa PVC được tìm ra từ rất sớm. Chúng được sử dụng phổ biến trong xây dựng hơn cả. Trong loại nhựa này có chứa hai loại hóa chất độc hại ảnh hưởng đến hóc-môn. Chất này giải phóng chất độc hại khi ở nhiệt độ cao. Tốt nhất không nên dùng để đựng thực phẩm hoặc đồ uống, không đựng đồ có nhiệt độ cao trên 81 độ C.

4. Số 4 – Nhựa LDPE

Nhựa LDPE là nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y tế,… Các sản phẩm làm từ nhựa LDPE không nên làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì có thể giải phóng các hóa chất.

5. Số 5 – Nhựa PP

Nhựa PP có tên khoa học là polypropylene. Đây là loại nhựa có nhiều ứng dụng đa dạng như sản xuất đồ gia dụng, bao bì thực phẩm, y tế,…. Nhựa PP có màu trắng gần như trong suốt, độ bền cao, nhẹ và chịu được nhiệt độ lên đến 167 độ C. Loại nhựa này chống ẩm và chất nhờn tốt.

6. Số 6 – Nhựa PS

Ký hiệu số 6 là nhựa PS có tên khoa học là Polystyren. Đây là loại nhựa cứng, không có mùi vị, hình thức đẹp, dễ gia công và dễ tạo màu. Nhựa PS thường dùng để sản xuất đĩa DVD, hộp xốp đựng thực phẩm, dùng trong lĩnh vực nhựa định hình,…. Nhưng với các sản phẩm làm từ PS không nên đựng thức ăn nóng hay quay trong lò vi sóng. Bởi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thì Monostyren giải phóng ra lượng lớn làm ảnh hưởng đến gan.

7. Số 7 – Nhựa PC hoặc không có kí hiệu

Ký hiệu số 7 trên đồ nhựa là PC có tên khoa học là Polycarbonate. Đây là nhựa nhiệt dẻo vô định hình, không màu, trong suốt. Bản thân PC không độc hại nhưng lại chứa BPA nguy hiểm.

Nhựa Phú Hòa An đã “giải mã” các ký hiệu trên đồ nhựa cụ thể, chi tiết nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ Hotline – Email để được giải đáp.

0901.768.929